Mấy năm gần đây, giới yêu nhạc nói chung và ưa thích nhạc cụ ở Sài Gòn cùng nhiều địa phương cả nước đã bắt đầu biết đến cái tên Nhạc cụ Vũ Uyên. Thế nhưng ít ai trong số đó biết rằng thương hiệu ấy chỉ mới được gầy dựng gần đây.
Gầy dựng cơ ngơi từ một “kẻ ngoại đạo” với âm nhạc
Từ một “kẻ ngoại đạo”, Lê Sơn Hà đã tạo dựng một hình ảnh gần gũi với giới yêu âm nhạc, nghệ thuật. Sự thành công đó có một phần không hề nhỏ ở tính cách con người anh.
Khác với nhiều nhà buôn bán nhạc cụ, vốn xem lợi nhuận là yếu tố cốt lõi của kinh doanh, Nhạc cụ Vũ Uyên mà ông chủ của nó, cựu chủng sinh Sao Biển Nha Trang Bartholoméo Lê Sơn Hà, là một tay chịu chơi thứ thiệt. Tôi vẫn hay nói vui với chúng bạn như vậy.
Đó là một gã ham vui, thích đùa, mê nghệ thuật, quý nghĩa, trọng tình. Chỉ những tố chất ấy thôi đã tạo cho gã thành một kẻ kinh doanh không con buôn. Ai lần đầu có dịp tiếp xúc với anh, sẽ dễ cảm nhận sự gần gũi, thành tâm.
Anh tham gia trong lĩnh vực xây dựng từ những năm 1985 – 2010 và là người từng tham gia thi công nhiều công trình lớn tại Sài Gòn. Thế rồi, mệt mỏi vì tuổi tác, anh suy tính tìm một công việc nào đó nhẹ nhàng mà thư thả hơn.
Lân la với nhóm bạn học từ thuở hàn vi, anh được các huynh đệ đồng môn ở Nha Trang rủ rê theo nghề đàn. Những huynh đệ này là những người dạy nhạc có tiếng ở vùng đất được mệnh danh xứ trầm hương. Vậy là anh theo.
Bạn bè, thân hữu tìm đến anh nhiều lúc phải gọi điện thoại hẹn trước, do không biết lúc nào anh có mặt, lúc nào anh… vào nhà thờ.
Ban đầu Lê Sơn Hà kết nhóm làm ăn chung với một đồng môn ở Nha Trang, chủ yếu cho thiện nguyện. Lợi nhuận được bao nhiêu đều để lại làm việc bác ái tại Giáo phận Nha Trang.
Đã kinh doanh, dù là thiện nguyện, cũng cần mở rộng thị trường để mang nhiều tiếng đàn, lời ca đến với người yêu nhạc hơn. Với anh, thị trường Nha Trang không đủ để anh thực hiện ước mơ của mình. Anh mở thêm địa điểm bán nhạc cụ ở Sài Gòn. Dần dần, anh dừng hẳn ở Nha Trang, “nhường” thị phần vốn của bạn bè lại cho bạn bè.
Nhạc cụ Vũ Uyên đã chính thức định danh tại Sài Gòn, âm thầm chia phần với những thương hiệu nhạc cụ tiếng tăm khác ở vùng đất cạnh tranh đầy khắc nghiệt này. Đó là vào khoảng đầu năm 2011. Nguồn hàng ban đầu do bạn bè hỗ trợ, chia sẻ cũng như được tận tình chỉ dẫn cách tìm nguồn chuẩn.
Đến nay, toàn bộ nguồn hàng được Lê Sơn Hà nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, chủ yếu là các loại đàn guitar, piano điện, key board. Showroom Vũ Uyên luôn có sẵn vài trăm cây guitar đủ thể loại với các nhãn hiệu nổi tiếng như Yamaha, Morris, Aria, Takamine, Matsuoka, ZenOn, Tokai, Kurosawa, Terada, Kansas, Morales, Cat’s Eyes…
Gần đây, anh còn nhập những cây guitar thượng phẩm từ Tây Ban Nha Manuel Rodriguez (MR).
Hiện nay, do nhu cầu của người dùng, anh không chỉ dừng lại ở các loại đàn guitar, piano mà còn có thêm một số nhạc cụ khác như kèn, trống (jazz, cajon), violon,… Tuy nhiên, như anh chia sẻ, sở trường của anh vẫn là guitar và piano điện, bởi một lý do khá đơn giản, anh rành rẽ mấy loại đó!
Dựng cơ đồ, vẫn hăng hái làm tông đồ
Anh tham gia Hội đồng Mục vụ giáo xứ đến nay đã ba nhiệm kỳ (từ 2007). Hai nhiệm kỳ liên tiếp ở cương vị Chủ tịch Hội đồng Mục vụ GX Phú Hòa, hạt Phú Thọ, Tổng Giáo phận Sài Gòn. Với khách hàng, anh xem như thân hữu, với giáo xứ, anh là một tông đồ nhiệt thành. Không chỉ luôn luôn có mặt trong các hoạt động của giáo xứ, giáo khu, Lê Sơn Hà còn là cánh tay phải của linh mục chính xứ và đầu tàu của Hội đồng Mục vụ.
Anh thường xuyên bỏ cửa hàng mỗi khi giáo xứ có việc. Vợ anh, chị Maria Vũ Thị Kim Thoa, giọng Alto kỳ cựu của ca đoàn Cecilia Phú Hòa, trợ tá đắc lực của anh và là linh hồn của trung tâm Nhạc cụ Vũ Uyên mỗi lúc anh đi vắng.
Đối tượng khách hàng của anh chủ yếu là các anh chị em nhạc công, nghệ sĩ, học sinh sinh viên, được giới thiệu qua lại lẫn nhau. Trong đó có các cộng đoàn, dòng tu, ca đoàn, các lớp nhạc, trường nhạc tại Sài Gòn và các tỉnh phía Nam. Với các tỉnh phía Bắc, anh thực hiện giao hàng toàn quốc qua đơn đặt hàng (online, điện thoại).
“Mang nghệ thuật đến với khách hàng bằng chất lượng và sự thật” là tôn chỉ kinh doanh của Nhạc cụ Vũ Uyên, cũng thể hiện rõ nét tính cách của cá nhân Lê Sơn Hà.
Trong một lá thư viết cho anh vào dịp Noel 2015, một người bạn của anh đã hóm hỉnh thế này: “Lấy chữ tín, chữ tình làm trọng, gã luôn có trách nhiệm với đứa con trước và khi đã gả, lại kèm của hồi môn ngọt ngào khiến ai đã một lần đến với gã sẽ trở thành bạn gã, rồi se kết tâm giao. Rồi chính họ chứ không phải gã, sẽ “bán hàng” thay gã vì chữ tín của gã, trên hết là chữ tình – tình thâm giao. Gã là một tay chơi điệu nghệ!”.
Đọc nghe vui tai nhưng nó làm người khác cảm nhận một hình ảnh rất gần gũi và thân tình về một “tay chơi thứ thiệt” – bán mà chơi, chơi mà bán. Một cây đàn anh bán đi là một ân tình anh và vợ anh gửi gắm đến họ. Họ không còn là khách mà là bạn. Chỉ có bạn mới có thể đến với nhau vô điều kiện.
Ai đã đến với cơ sở của anh và tiếp xúc với anh một lần, sẽ đến lần thứ hai, bởi họ là những người bạn thâm giao của nhau. Nhưng anh chưa hề tự nhận mình là doanh nhân, với anh là làm cho thỏa niềm đam mê âm nhạc, có một khoản thu nhập nhất định để bảo đảm cuộc sống là được, không nhất thiết làm giàu.
Có lần, tôi hỏi hóm Lê Sơn Hà một câu: “Kinh doanh không muốn làm giàu, vậy kinh doanh làm chi vậy? Đua đòi với chúng bạn à?”. Anh khà khà: “Khoái là chơi thôi! Ai không muốn làm giàu? Nhưng tôi cũng không muốn làm giàu. Đủ ăn, đủ sống, có bạn bè vui chơi ở cái tuổi sắp xế chiều là vui rồi. Mọi việc có Chúa lo”. Lại Chúa lo! Tôi cắc cớ, chả tin anh ta. Lão cứ cười trừ.
Anh định phát triển thế nào nhỉ? Anh chùng giọng, nhỏ nhẹ:“Mình dự định mở một chuỗi cửa hàng Nhạc cụ Vũ Uyên ở Sài Gòn và một số nơi khác, có tính đến việc liên kết các trường nhạc. Còn đang cân nhắc các khả năng”. Tôi nhận thấy anh trầm ngâm hẳn, như đang suy tính điều gì cặn kẽ. Chuông điện |