Có hàng trăm bài thánh ca nhằm diễn tả Thánh Vịnh 22, Chúa là mục tử, nhưng chỉ diễn ý, cảm hứng, không bài nào nguyên văn Thánh Vịnh 22.
Đáp ca phải giữ nguyên văn Thánh Vịnh
Hiện nay tại hầu hết các nhà thờ, các ca đoàn có khuynh hướng hát một ca khúc cảm hứng theo Thánh Vịnh để thay thế đáp ca. Vấn đề này Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, khi còn làm Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có lần viết thơ hỏi Bộ Phụng tự Tòa thánh và xin phép được chuyển đổi ít chữ (cố gắng giữ ý nghĩa bản văn) khi dệt nhạc các bài đáp ca. Lý do là vì tiếng Việt có sáu dấu giọng nên không thể ráp nhiều câu Thánh Vịnh vào một dòng nhạc duy nhất.
Tòa thánh đã chính thức trả lời là không được thay đổi Thánh Vịnh vì bất cứ lý do nào. Bởi Thánh Vịnh và đáp ca là thành phần trọn vẹn của phụng vụ Lời Chúa (được coi như bài đọc thứ tư theo Quy chế Tổng quát Sách lễ Roma số 36, 57, 69) nên phải giữ nguyên văn. Ca nhập lễ và ca hiệp lễ có thể thay thế bằng những bài thích hợp với ngày lễ hoặc với mùa phụng vụ (Thư trả lời của Bộ phụng tự và Kỷ luật Bí tích đề ngày3-2-2010 của Tổng Giám mục Thư Ký J.Augustine Di Noia).
Thật khó cho các nhạc sĩ Việt Nam khi phải đáp ứng những nguyên tắc phụng vụ chặt chẽ của Giáo hội.
Phút thinh lặng thánh Đừng hát cố, người nghe cảm giác rất mệt mỏi, bị“tra tấn”. Cần một phút thư giãn “im lặng thánh”: – Sau khi chủ tế rửa tay (chủ tế rửa tay phải liệu ngưng đàn hát để chuẩn bị vào phần Kinh nguyện Thánh Thể). – Sau rước lễ: Thừa tác viên đưa bình thánh lên bàn thờ thì liệu ngưng hát để mọi người vừa rước lễ im lặng tâm sự với Chúa trước khi chủ tế đọc lời nguyện kết lễ. |
Cho đến nay chỉ có hai cách giải quyết:
– Một là phải chấp nhận (sai ý Hội Thánh) biến cải đôi chút (cố giữ ý) để ráp các câu Thánh Vịnh khác nhau vào một dòng nhạc cố định của một phiên khúc.
– Hai là phổ nhạc vào từng câu Thánh Vịnh, uốn nắn làm sao cho phù hợp dấu giọng. Như vậy mỗi câu Thánh Vịnh là một dòng nhạc khác nhau, không mang tính duy nhất của nghệ thuật sáng tác thánh nhạc. Nhạc sĩ lão thành Hùng Lân gọi kiểu này là “quăng nhạc vào lời” không thể khai triển nhạc tố, nhạc đề được, đánh mất đi yếu tố nghệ thuật, một trong hai yếu tố làm nên thánh nhạc (sự thánh thiện và hình thức tốt đẹp).
Để đáp lại yêu cầu của phụng vụ thánh, tiếng Việt có ngõ bí nhưng cũng có lối thông đó là dựa vào cung ngắm, cung sách để hát nguyên văn Thánh Vịnh. Vừa đáp ứng yêu cầu phụng vụ vừa giữ được truyền thống rất đẹp, rất xa xưa của cha ông ta, những vị đã sáng tác cung ngắm nguyện, kinh sách là những dòng nhạc ngâm nga hát xướng để hun đúc lòng đạo của con cháu và phổ biến đạo lý của Đức Chúa Trời.
Đối với Tiếng Việt rao hàng cũng như hát, nói chuyện cũng như hát. Các vị thừa sai mới sang Việt Nam nghe người Việt nói chuyện, các ngài bảo “họ hát như chim hót líul o”.
Thánh nhạc Việt Nam tuyệt đại đa số là ca khúc
Thánh nhạc của Giáo hội sử dụng nhiều hình thể của âm nhạc như đối ca, đáp ca, tiến cấp, Thánh Thi, xướng Thánh Vịnh, choral, ca tiếp liên nhưng rất ít khi dùng ca khúc là loại hình gồm điệp khúc và nhiều phiên khúc.
Cần bớt ca khúc, thêm những thể khác như: Đối ca nhập lễ; Đáp ca: Xướng Thánh Vịnh; Dâng lễ: Đối đáp, có thể dạo đờn hoặc im lặng; Phần còn lại thì dùng ca khúc, Thánh Thi, xướng đáp, đối ca, tiến cấp Thánh Vịnh “một lèo”… thay đổi nhau. Ra về: Một bản dạo đàn
Thánh nhạc Việt Nam thì trái lại tuyệt đại đa số là ca khúc, rất hiếm hình thức đối ca, đáp ca, thánh thi… Có thể ước đoán thánh ca Việt Nam có khoảng 100 ngàn bài theo hình thể ca khúc. Riêng các hình thể Giáo hội ưa chuộng thì chỉ đếm trên đầu ngón tay:
– Bài Chúa ở cùng tôi của nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh viết theo hình thể Thánh Thi.
– Bài Kìa ai của Vinh Hạnh theo hình thể ThánhThi.
– Bài Vinh quang của Ta của Hoàng Kim viết theo hình thể xướng đáp (Réspons bref ).
– Bài Lạy các thánh của Chúa của LM Tiến Dũng viết theo hình thể xướng – đáp.
– Bài Cầu cho Đức Giáo hoàng và Bài ca tiễn biệt của Nguyễn Hữu viết theo hình thể xướng đáp.
Các nhạc sĩ Tiến Linh, Ngọc Kôn, học trò Nhạc sư Tiến Dũng đã có những bài đối ca và xướng Thánh Vịnh nhưng chưa phổ cập, các ca đoàn cũng chưa mặn mà với hình thể này.
Hình thể ca tiếp liên thì cho đến nay chỉ đúng có một bài ca tiếp liên lễ Hiện Xuống của LM Gioan Phạm Đình Nhu nhưng còn xa lạ với các ca đoàn tại Việt Nam. Còn bài ca tiếp liên lễ Phục sinh của nhạc sĩ Hùng Lân cũng chỉ là “cảm hứng” nội dung còn hình thức vẫn là ca khúc. Chưa có một ca tiếp liên nào nổi tiếng như những ca tiếp liên của Giáo hội: Lễ Phục sinh, lễ Hiện Xuống, lễ Đức Mẹ Sầu Bi và đặc biệt là ca tiếp liên lễ cầu hồn xưa Dies Irae Dies illa…
Theo tương truyền, nhạc sĩ thần đồng thời danh thế giới Mozart đã tuyên bố dám đổi cả sự nghiệp để lấy bài Sequentia. Mượt mà và xúc động nhất là đoạn: “Qui Mariam absolvisti Et latronemexaudisti,Mihiquoquespemdedisti… (chuẩn bị kết) Lacrimosa dies illa, Qua resurget ex favilla… Pie Jesu Domine, Dona eis requiem. Amen. (Chúa đã tha thứ cho Maria Madala, đã nghe lời kẻ trộm kêu xin. Phần con, xin Chúa cũng thương ban niềm hy vọng… Ôi! Ngày đầy nước mắt, ngày (con người) trỗi dậy từ đống tro tàn… Lạy Chúa Giê-su nhân lành, xin ban cho các linh hồn được yên nghỉ. Amen).
Đường hướng của Giáo hội – Hát trong phụng vụ có mục đích thờ phượng Chúa, làm vinh danh Chúa và thánh hóa các tín hữu. – Những người làm công tác ca nhạc phải tuân thủ những quy định của Hội Thánh. Ai không muốn tuân thủ thì xin làm công tác khác phù hợp với ý mình. Ca trưởng, nhạc trưởng, người đàn (theo nguyên tắc chung) phải học lớp phụng vụ thánh nhạc của Giáo hội – có chứng chỉ mới được trao nhiệm vụ (các nước Âu Mỹ trả lương cho những người này nên họ đòi phải có bằng chuyên nghiệp). – Mẫu ca hát lý tưởng nhất mà Giáo hội chủ trương là ca đoàn làm nòng cốt, cả cộng đoàn cùng tham gia ca hát. – Bài ca tốt nhất là bài có đầy đủ hai yếu tố này: Hoàn hảo, thánh thiện trong lời ca điệu nhạc, và có hình thức tốt đẹp. Thánh ca phụng vụ của Giáo hội sử dụng nhiều nhất là đối ca, đáp ca, xướng tụng Thánh Vịnh, Thánh Thi, ít nhất là ca khúc. – Ưu tiên khuyến khích dựa vào Thánh Kinh và phụng vụ để sáng tác. – Nhạc cụ thích hợp nhất là phong cầm (organ), các nhạc cụ khác chỉ được chấp nhận khi thể hiện theo phong cách phụng vụ. – Tất cả bài ca phụng vụ phải được đấng bản quyền cho phép (Imprimatur = chuẩn ấn). Những bài ca sinh hoạt tôn giáo thì dành cho các buổi sinh hoạt ngoài phụng vụ (không hát trong phụng vụ), thí dụ bài Hành trang tuổi trẻ, Gặp gỡ Đức Kitô… – Hát vừa đủ nhu cầu phụng vụ – không quá sự cần thiết. |
LM GIUSE NGUYỄN HỮU TRIẾT